Vận hành đài phun nước nghệ thuật là một vấn đề cần được lưu ý khi có quyết định xây dựng đài phun nước cho sân vườn nhà hay các dự án. Để vận hành đài phun nước cần tuân thủ các quy định an toàn và quy trình vận hành cụ thể. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng cơ bản mà công ty Union cung cấp dành cho đài phun nước
Nội dung chính
1. Vận hành Hệ thống Máy bơm chìm
Hệ thống bơm trong các công trình đài phun nước được sử dụng là máy bơm chìm chuyên dụng trục ngang (hoặc trục đứng) đặt trong lòng bể (chìm trong nước). Nguồn nước sử dụng sẽ được lấy ngay trong bể, nước được hút vào máy bơm, sau khi đã được tính toán kỹ về lưu lượng và áp lực, máy bơm sẽ đẩy nước tới các đường ống bằng ống và thông qua các van điều khiển để tới các hệ thống phun tạo hình – đây là một quy trình tuần hoàn nước ngay trong bể.
Những điều cần biết trước khi lắp đặt và vận hành Hệ thống Máy bơm chìm:
- Cắt gioăng bảo quản tại đường hút và đường đẩy của bơm chìm
- Kiểm tra cánh bơm tại buồng bơm, dùng tay quay thử cánh bơm
- Kiểm tra 03 cuộn điện của bơm bằng đồng hồ
- Kiểm tra thiết bị điều khiển của từng bơm như (MCCB, Contactor, Relay).
=> Chỉ được phép thử bơm khi bơm đó ở dưới nước, nước phải ngập toàn bộ thân bơm.
Khi hoạt động chạy thử thì người sử dụng phải kiểm tra mức nước trong hồ (mức nước trong bể luôn phải cao hơn thân bơm 200mm) nếu không đảm bảo thì bơm chìm không được hoạt động. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì loại bơm chìm không được phép chạy không tải vậy nên người sử dụng phải chú ý điều này khi làm các công tác bảo dưỡng, bảo trì thiết bị đài phun.
2. Vận hành Hệ thống đầu phun nước
Đây là hệ thống tạo nên giá trị thẩm mỹ cho đài phun nước, có thể tạo ra rất nhiều hiệu ứng phun nước khác nhau tùy vào loại đầu phun nước nghệ thuật như: hiệu ứng phun tia, phun sủi bọt, phun cây thông, phun hình nấm, phun hình đài hoa, phun hình quạt, phun múa…
Một số lưu ý khi lắp đặt và vận hành Hệ thống đầu phun nước:
- Đầu vòi phải luôn nằm trên mặt nước từ 5-7cm
- Dùng các que sắt hoặc nhựa cứng để thông soi các lỗ phun. Không được dùng búa đóng hoặc que sắt to hơn lỗ phun.
- Với những vật vướng vào quá chắc hay quá lớn thì mới buộc phải tháo đầu phun ra. Đầu phun được ghép nối với đường ống nên khi tháo thì tháo ở đoạn tiếp xúc với ren.
- Đối với hệ thống phun nước: Khi bị tắc thì vòi phun thường không lên nước hoặc tia nước, cột nước bị rác chặn đường ra gây biến dạng hiệu ứng nước. Gặp trường hợp trên thì phải dựng que nhỏ để thông vòi. Nếu không có tác dụng thì phải tháo thân vòi phun lên để kiểm tra.
3. Vận hành Hệ thống chiếu sáng vận hành
Thường sử dụng loại đèn Led dưới nước đơn sắc hoặc đổi màu có công suất từ 3W đến 54W, đạt tiêu chuẩn chống nước IP 68, tiết kiệm điện năng. Nhờ có hệ thống đèn Led chiếu sáng mà đài phun nước trở nên lung linh và rực rỡ hơn.
Một số lưu ý khi vận hành hệ thống đèn Led chiếu sáng:
- Kiểm tra biến áp 220V/24VAC 12 tháng/1 lần xem đảm bảo điện áp đầu ra 24VAC
- Kiểm tra MCB bảo vệ hệ thống đèn
- Vệ sinh mặt đèn 1 tháng/ 1 lần để đảm bảo ánh sáng chiếu.
4. Vận hành Hệ thống tủ điện đài phun nước
Hệ thống Tủ điện đài phun nước được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC76, và tiêu chuẩn TCVN về kỹ thuật điện. Được tính toán phù hợp với khí hậu thời tiết nhiệt đới ẩm thấp. Bên ngoài vỏ tủ được sơn tĩnh điện bảo vệ chống rỉ sét. Tủ được thiết kế theo kiểu bán tự động, dễ sử dụng và vận hành ổn định, mặt tủ phía trước được bố trí các thiết bị hiển thị và thao tác dễ dàng cho việc vận hành và theo dõi.
Tủ điện có thể sử dụng loại 1 lớp cánh hoặc 2 lớp cánh. Bên trong tủ được bố trí lắp đặt các thiết bị điều khiển và bảo vệ hệ thống. Khi thao tác vận hành cho đài phun nước chỉ cần bật các áptomat MCCB tổng, MCB điều khiển, MCCB của từng bơm và MCB của đèn.
Xem thêm:
5. Quy trình vận hành đài phun nước nghệ thuật chi tiết
Thao tác của người vận hành trước khi cho tủ FCB hoạt động
Người được giao nhiệm vụ vận hành tủ FCB này phải được đào tạo, và có kiến thức cơ bản về thiết bị tự động hoá công nghiệp, kiến thức cơ bản về hệ thống điều khiển, hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tủ FCB này.
Trước khi cho tủ hoạt động thì người vận hành cần kiểm tra tất cả các thông số của hệ thống điện nguồn cấp vào như điện áp, cân bằng pha, sau đó kiểm tra hệ thống bảo vệ thiết bị, hệ thống an toàn nối đất (hệ thống này cần được kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần).
Nếu thấy vấn đề gì khác thường cần ghi rõ vào sổ theo dõi vận hành, và báo cáo ngay cho cán bộ cấp trên để đưa ra biện pháp xử lý, nếu tổ vận hành không tự xử lý được thì hãy liên lạc với nhà cung cấp để được tư vấn và cùng phối hợp giải quyết.
Các bước thực hiện để vận hành cho tủ điều khiển hoạt động.
Sau khi kiểm tra đầy đủ các bước kiểm tra các thống số đầu vào, người vận hành lần lượt đóng các thiết bị đóng cắt Aptomat (MCCB) vào hệ thống lần lượt từ MCCB tổng tới các MCCB nhánh của từng bơm, khi hệ cấp nguồn ổn định thì ta bắt đầu cho tủ FCB hoạt động.
- Ta bật aptomat tổng 100A sau đó bật aptomat MCB 10A cho mạch điều khiển, rồi đến các aptomat 10 – 20A cho máy bơm chìm, aptomat MCB 16A cho đèn, van điện từ.
- Sau cùng chúng ta đóng cửa tủ và chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí tương ứng Auto và Man lúc này bộ lập trình điều khiển sẽ điều khiển cho bơm và đèn hoạt động theo chương trình đã lập trình sẵn.
- Quá trình tắt tủ điện thì thực hiện nhấn nút Stop (OFF) màu đỏ ở giữa.
6 Bước để đài phun nước khởi động và hoạt động đúng quy trình
Bước 1: Kiểm tra hệ thống đài phun nước trước khi vận hành: Trước khi bắt đầu vận hành đài phun nước, kiểm tra hệ thống cấp nước, hệ thống điện, các bộ phận kỹ thuật và các thiết bị an toàn như van an toàn, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá dòng và bảo vệ quá tải để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Bước 2: Bật hệ thống cấp nước: Vận hành đài phun nước bắt đầu bằng việc bật hệ thống cấp nước. Hệ thống này có thể được điều khiển bằng các bộ điều khiển tự động hoặc thủ công.
Bước 3: Chọn chế độ phun nước: Đài phun nước có nhiều chế độ phun khác nhau như phun tia nước, phun sương, phun nước văng hoặc phun nước đẩy cao. Người vận hành cần chọn chế độ phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của đài phun nước.
Bước 4: Điều chỉnh độ cao phun nước: Người vận hành cần điều chỉnh độ cao phun nước sao cho phù hợp với yêu cầu của công trình và mục đích sử dụng. Độ cao phun nước có thể điều chỉnh thông qua hệ thống điều khiển hoặc bằng tay.
Bước 5:Thực hiện bảo dưỡng đài phun nước: Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn, đài phun nước cần được bảo dưỡng thường xuyên. Việc bảo dưỡng bao gồm vệ sinh, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị kỹ thuật, cũng như thay thế các bộ phận hư hỏng hoặc cũ kỹ.
Bước 6:Tắt hệ thống đài phun nước: Sau khi sử dụng xong, người vận hành cần tắt hệ thống đài phun nước đúng quy trình và đảm bảo an toàn.
UNION - Đơn vị hàng đầu về Nhạc nước tại Việt Nam
Thiết kế, thi công, cho thuê các công trình Nhạc nước, Đài phun nước, Màn nước, Cột nước nghệ thuật.
Với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, tự chủ công nghệ điều khiển tiên tiến nhất hiện nay
Xem thêm: